So với ban ngày, việc lái xe ô tô di chuyển trên cao tốc vào ban đêm với tầm nhìn hạn chế có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro khi lái xe, nhất là trên đường cao tốc.Do đó, việc chú ý và tuân thủ các biện pháp an toàn là vô cùng quan trọng để đảm bảo một hành trình an toàn và hiệu quả.
Để đảm bảo an toàn, bên cạnh việc chấp hành luật giao thông, các tài xế còn phải trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng lái xe và kiểm tra an toàn xe trước khi di chuyển.
Kiểm tra nhiên liệu, lốp xe
Điều quan trọng phải kiểm tra trước khi đi trên cao tốc vào ban đêm chính là kiểm tra động cơ xe. Đặc biệt với những tuyến cao tốc xa, không có trạm dừng đỗ sẽ không có hệ thống đèn pha chiếu sáng. Cụ thể, những chi tiết cơ bản nhất chiếc xe cần có là đủ nhiên liệu chạy cả chặng hành trình, hệ thống gương chiếu hậu, đèn xe hoạt động tốt. Bên cạnh đó, tài xế cần xem xét, tính toán cỡ lốp xe. ..
Đi đúng tốc độ, đúng khoảng cách an toàn
Tầm nhìn vào ban đêm không được rõ bằng ban ngày, đặc biệt tại những đoạn đường cao tốc không có hệ thống đèn chiếu sáng. Chính vì thế, khi lái xe ô tô trên đường cao tốc vào ban đêm, tài xế nên cho xe đi chậm lại, đảm bảo khoảng chiếu sáng của hệ thống đèn và không chạy quá tốc độ quy định.
Tắt màn hình và tập trung khi lái xe trên cao tốc vào ban đêm. (Ảnh minh họa).
Khi lái xe trên cao tốc vào ban đêm, nên tăng khoảng cách an toàn với các xe phía trước để đảm bảo đủ thời gian phản ứng trong trường hợp khẩn cấp. Nhiều tài xế hiện nay thường áp dụng quy tắc về khoảng cách an toàn theo Thông tư 31/2019/TT-BGTVT.
Cụ thể, khoảng cách an toàn giữa hai xe khi di chuyển với tốc độ khác nhau như sau: - Với tốc độ 60 km/giờ, khoảng cách an toàn tối thiểu là 35 mét. - Với tốc độ từ 60 - 80 km/giờ, khoảng cách an toàn tối thiểu là 55 mét. - Với tốc độ từ 80 - 100 km/giờ, khoảng cách an toàn tối thiểu là 70 mét. - Với tốc độ từ 100 - 120 km/giờ, khoảng cách an toàn tối thiểu là 100 mét.
Tuy nhiên, đây là quy tắc áp dụng trong các điều kiện lái xe thông thường. Khi lái xe trên cao tốc vào ban đêm, tài xế nên tăng thêm khoảng cách an toàn này để đối phó tốt hơn với tầm nhìn hạn chế và các yếu tố bất ngờ có thể xảy ra.
Không dừng trên đường nếu cần thiết
Ngoài những trường hợp bắt buộc như xe bị hỏng hóc, hết xăng, chết máy, thay lốp, tài xế gặp vấn đề về sức khỏe, tai nạn giao thông hay các tình huống khẩn cấp khác, tài xế không nên dừng nghỉ trên cao tốc.
Trong những trường hợp bắt buộc phải dừng xe trên cao tốc, các lái xe cần chú ý thực hiện các thao tác an toàn. Trước hết, nếu xe gặp sự cố hoặc tài xế gặp vấn đề về sức khỏe không thể tiếp tục lái xe, hãy bật đèn cảnh báo nguy hiểm (biểu tượng hình tam giác màu đỏ trên bảng điều khiển trung tâm) để báo hiệu cho các phương tiện khác. Sau đó, từ từ điều khiển xe vào sát làn đường bên phải.
Hãy chú ý quan sát và tránh dừng xe tại những điểm khuất hoặc khúc cua. Thay vào đó, nên chọn những đoạn đường thẳng và có tầm quan sát rộng để các phương tiện khác dễ nhận biết. Hiện nay, hầu hết các tuyến cao tốc tại Việt Nam đều có thiết kế một số đoạn đường cho phép dừng xe khẩn cấp và có biển chỉ dẫn khoảng cách đến làn dừng khẩn cấp.
Sau khi đã dừng xe vào làn dừng khẩn cấp, hãy duy trì bật đèn cảnh báo để báo hiệu cho các xe phía sau. Kéo phanh tay để tránh xe bị trôi và đánh lái phần đầu xe về phía tay phải để phòng tránh trường hợp bị phương tiện khác đâm vào khiến xe lệch sang đường chính. Đồng thời, đặt biển phản quang cách xe ít nhất 50 mét để cảnh báo nguy hiểm, đặc biệt khi dừng xe vào ban đêm.
Sau khi dừng xe, không đứng ở khu vực đuôi xe và di chuyển hành khách đến vị trí an toàn để tránh nguy cơ va chạm. Nhanh chóng liên hệ với dịch vụ cứu hộ hoặc gọi số điện thoại của đơn vị quản lý vận hành đường cao tốc để được hỗ trợ sửa chữa hoặc di chuyển xe khỏi khu vực một cách sớm nhất.
Tuyệt đối không chạy vào làn khẩn cấp
Đường cao tốc không thể tránh khỏi sự cố nếu gặp phải với dòng phương tiện dày đặc, buộc phải dừng xe trên làn đường khẩn cấp. Đây là những tình huống nguy hiểm trên đường cao tốc, đặc biệt là vào ban đêm với tầm nhìn có hạn. Do vậy khi di chuyển trên cao tốc, bất kể là ban đêm hay ban ngày cũng tuyệt đối không di chuyển trên làn đường nguy hiểm. Rất nhiều xe tại Việt Nam hiện nay khi bị sự cố trên cao tốc không hề có dấu hiệu cảnh báo từ xa, gây ra hàng loạt các tai nạn đáng tiếc vì các xe lưu thông cùng chiều va phải.
Tắt màn hình giải trí
Màn hình trung tâm trên xe dễ làm người lái chói mắt và dễ mất tập trung, việc chạy xe với tốc độ cao trên cao tốc, nơi có đèn đường 2 bên cũng làm ánh sáng từ màn hình lớn tạo ra sự khó chịu. Do đó, trường hợp di chuyển trên cao tốc ở những khu vực không có đèn đường, nên tắt hẳn màn hình. Nếu không thể tắt, hãy chọn chế độ tối hoặc điều chỉnh độ sáng màn hình về mức tối nhất có thể. Việc này giúp người lái xe có thể tập trung tuyệt đối quan sát phần đường phía trước, sẵn sàng xử lý các tình huống bất ngờ.
Dừng xe nghỉ ngơi khi cảm thấy buồn ngủ
Buồn ngủ được đánh giá là mối nguy hại cao nhất khi lái xe ban đêm. Vì vậy, trong lúc lái xe nếu cảm thấy buồn ngủ hay mỏi mệt bạn nên chọn nơi dừng chân trên cao tốc, chợp mắt một lát cho tỉnh táo hẳn rồi mới lái xe tiếp. Nên mang theo bảng thông báo có phản quang để sử dụng đề phòng trường hợp phải đậu xe trên làn đường khẩn cấp nếu không thể lái xe tiếp vì quá buồn ngủ.
(Nguồn: oto365.net)
- GAC xác nhận 2 mẫu xe mới sắp về thị trường Việt Nam thuộc phân khúc SUV và minivan
- Tesla lần đầu tiên được phép bán xe cho giới quan chức ở Trung Quốc
- Những nguyên nhân thường gặp dẫn đến tắc nước xịt kính ô tô
- Thương hiệu xe sang tại Việt Nam cũng chạy đua ưu đãi giảm giá
- Chiêm ngưỡng siêu xe McLaren 765LT Spider trị giá 30 tỷ độc nhất tại Việt Nam
- Siêu xe Ferrari 12Cilindri vừa ra mắt tại Hàn Quốc, sẽ sớm về tay Cường Đô la?
- Hãng xe sang Volvo gặp khó vì châu Âu áp thuế cao với xe Trung Quốc
- Mercedes-Benz S450 2024 bổ sung thêm trang bị, giá tăng thêm 350 triệu đồng
- Top 10 hãng xe ô tô có tỷ lệ khách hàng hài lòng cao nhất tại Mỹ
- Porsche 911 GT3 Touring với màu sơn tím ánh kim lạ mắt lên sàn xe cũ với giá 7,2 tỷ đồng
xe đang bán
-
-
Toyota Sienna Limited 3.5 2015
1.750 tỷ
-
2.400 tỷ
-